Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Bốn mươi năm từ thuở binh nhì (HG)

BỐN MƯƠI NĂM TỪ THUỞ BINH NHÌ

Hoài Giang - CCB C2, D74, F304B, QKVB
*****
Hôm nay 15 tháng 9 năm 2012, chúng tôi - những Cựu sinh viên trường Đại học Xây dựng và cũng là những cựu chiến binh nhập ngũ ngày này bốn mươi năm trước - cùng hành quân trở về xã Dương Thành huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, nơi mà bốn mươi năm trước chúng tôi đã đóng quân, đeo lon binh nhì và huấn luyện tròn ba tháng trước khi đi chiến trường.

Hàng đứng, từ trái qua: Vũ Xuân Xiển, Nguyễn Hữu Tân, Đặng Đắc Bằng, Giang Văn Đối, Nguyễn Hữu Lương, Trần Hữu Phục, Lê Ngọc Hàm, Nguyễn Ngọc Lương, một người dân, Nguyễn Văn Long (13KT nhập ngũ tháng 9/1971, quê Phú Dương, Dương Thành Phú Bình) Trần Bảo, Nguyễn Sĩ Đình, Nguyễn Bá Sỹ, hai người dân, Ngô Duy Hưng, Đoàn Đức Chính, Nguyễn Phi Cảnh (14 anh em đồng ngũ và 4 người dân)

Hàng ngồi từ trái qua: Nguyễn Khắc Viễn, Bùi Song Long, Nông Minh Tiến, Nguyễn Ngọc Lịch, Trần Kiến Nghiệp, một người dân, Nguyễn Mạnh Tiến (6 anh em và 1 người dân)
Ngày ấy hơn một trăm sinh viên đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ năm của các khoa trong trường Đại học Xây dựng đã từ biệt giảng đường đại học để lên đường. Cuộc tiễn đưa trong nỗi buồn sau cuộc ném bom phá hoại của giặc Mỹ xuống trường. Nhà cháy, sách vở cháy, người chết, người bị thương, chúng tôi lên đường.



Tôi đi xe khách Hạ Long - Thái Nguyên, xe đông cứng người vậy mà phụ xe vẫn đón khách lên, tôi nhắn các bạn đợi tại cầu vượt Bắc Ninh

Gặp nhau sau bốn chục năm trời, chúng tôi mừng mừng tủi tủi, tóc ai cũng bạc cả rồi. Hơn trăm anh em, vậy mà giờ đây chẳng còn đáng là bao. Nhiều người đã nằm lại chiến trường chẳng bao giờ về lại nơi này, họ mãi mãi nằm lại và để rồi trở thành những thần thành hoàng làng đội mũ cối ở một vùng quê xa xôi nào đó để rồi bà con vùng Thạnh Hóa Long An lập nên miếu Bắc Bỏ để thờ cúng gần 300 liệt sỹ của trung đoàn 207

Số còn lại, người thành đạt, trưởng thành, người gặp nhiều khó khăn phải vất vả mà bươn chải quăng quật với cuộc sống. Gặp nhau cười mà như mếu, la hét như trẻ nhỏ. An ủi nhau: dù khốn khó thế nào thì vẫn còn may mắn hơn những “thằng” đã nằm lại trong ấy.



Mấy anh bạn đang chờ đón tôi trên đường 1A


Cầu Ca - cây cầu mà ngày xưa chúng tôi thường lủi đi tìm kẹo lạc và nước chè


Khoe nhau tấm ảnh nhỏ xíu đã từng trốn đơn vị ra phố Cầu Ca để chụp


cây Cầu Ca giờ khác xưa lắm. Ngày xưa cầu bằng sắt, cao vút và nhỏ xíu.


Dòng nước con kênh này ngày xưa trong lắm


Thêm một toán nữa đến


Lại thêm một toán nữa - Người cầm camera là đại tá Vũ Xuân Xiển, anh là sinh viên khóa 7 của trường Đại học Thông tin liên lạc được giữ lại là giảng viên của trường, nhưng cũng nhập ngũ cùng với chúng tôi khi có lệnh tổng động viên; "tay" đầu hói kia là Nguyễn Phi Cảnh, thằng em út trong số lính bộ binh sang Tăng Thiết Giáp cùng tôi, giờ Cảnh đã mang quân hàm đại tá.


Nguyễn Phi Cảnh và Giang Văn Đối (cũng cùng sang Tăng Thiết Giáp) . Cảnh đang là giảng viên khoa quân sự của trường ĐHXD. Đối sắp nghỉ hưu ở Sơn La. Trong toán lính SV ĐHXD sang Tăng Thiết giáp có 5 anh em: Đoàn Đức Chính, Nguyễn Phi Cảnh, Giang Văn Đối; Lương Minh Thanh (Thanh đã mất mấy năm nay); Lê Đình Châu về hưu sống tại Hà Nội (mình vừa nhận được tin Đặng Đắc Bằng cho biết lúc 22h00 ngày 22/9/2012: Lê Đình Châu đã mất từ tháng 2 năm 2012)


Làm "một phát" với thằng em út hay khóc nhè vì đói năm 1973 ở văn phòng BTL TG.

Ngày ấy chúng tôi từ trường Hạ sĩ quan chuyển sang Tăng Thiết giáp, tiêu chuẩn gạo ăn 24kg một tháng, khi chuyển về đại đội Công binh Thiết giáp chỉ còn ăn 18 kg một tháng, sau nữa lại chuyển về Văn phòng Bộ tư lệnh Tăng Thiết giáp chỉ còn ăn 13,5 kg một tháng, đứa nào cũng đói mèm, ăn rồi mà cứ tưởng chưa ăn. Đói giáp hạt, dân đói, quân đói, tất cả cho giải phóng Miền Nam. Ngày chủ nhật anh em chúng tôi đi cuốc đất trồng sắn. Mồ hôi thằng nào cũng vã ra như tắm. Cảnh bé nhất và cũng là đứa háu đói nhất, nó nói với tôi bằng cái giọng miền Trung rất đặc trưng làm tôi cũng ứa nước mắt và không thể nào quên được: Đói lắm em không chịu được nữa rồi, kiếm cái chi ăn không thì em chết mất anh Chính ơi! Mấy thằng chúng tôi bàn nhau cử Châu và Thanh chui qua hàng rào dây thép gai của BTL vào làng mua khoai sắn của dân, nhưng dân đâu có dư dật gì. Châu và Thanh nhìn đống dây khoai cho lợn có lẫn những dãi khoai to bằng ngón tay, ngón chân mà thèm liền hỏi mua, bà con không bán mà chỉ cho thôi: Các chú luộc mà ăn tạm cho đỡ đói. Củ khoai phải đem cân cho HTX hết rồi còn đâu. Châu và Thanh nhào vào đống dây khoai bứt lấy bứt để những dãi khoai lang đem ra giếng lấy "đài" múc nước rửa qua quýt rồi mượn nồi dân, xin củi của dân mà luộc vội luộc vàng. Châu cởi áo lót đùm mớ dãi khoai chạy vội vàng rồi chui qua hàng rào mà về chỗ chúng tôi cuốc đất trồng sắn. Chúng tôi ăn ngấu nghiến những dãi khoai ấy. Cái đói bớt dần... Các bạn tôi trong chiến trường chắc còn đói hơn chúng tôi nhiều lắm, đã thế lại còn bom đạn liên miên tháng ngày.


Long đen đang truy tìm Tiến Thổ

Bây giờ làng xóm đã thay đổi nhiều, chúng tôi khó mà tìm lại được trên thực địa xóm làng những gì còn đọng lại trong ký ức. Chỉ còn ngọn núi Đót là vẫn đứng sừng sững. Nhiều bà con thấy chúng tôi đến cứ ngơ ngác nhìn đây đó, bởi tên xã, tên làng thì đây mà hình bóng ngày xưa đâu còn sau bốn chục năm qua đi. Gặp gỡ, hỏi han về những con người ngày ấy thì bây giờ nhiều người đã ra đi từ lâu rồi, chỉ còn lại con cháu họ.


Núi Đót vẫn còn kia


Chúng tôi đổ bộ xuống hỏi thăm đường




Gặp ai cũng hỏi thăm

    




Gặp ai cũng hỏi thăm


Và lại đi




Chụp ảnh giữa đường làng


Đúng nơi này!



Tôi nhận ra cái giếng nước 40 năm trước


Và mảnh sân kho ngày trước vẫn tập trung khi báo động hành quân.


Ngõ nhỏ dẫn về nhà bác chủ tên là Đắc


Và tôi đã định vị đúng ngôi nhà tôi đã sống 3 tháng tân binh 40 năm về trước. Mấy đứa nhỏ con bác Đắc giờ đã có gia đình. Cậu con trưởng đã có cháu nội. Tiếc quá cả hai bác không còn nữa.



Ngôi nhà tre 5 gian xưa kia đã được xây và lợp ngói mũi.

Chúng tôi tìm đến khu nhà ăn và bếp tập thể của đơn vị, bây giờ chỉ còn lại cái giếng nước và một mảnh sân thủa nào chúng tôi vẫn ra tập thể dục buổi sáng. Chúng tôi tản về các xóm. Bà con tay bắt mặt mừng khi nhận ra nhau.
Tôi lục tìm trong trí nhớ để hỏi thăm tìm về ngôi nhà xưa tôi đã ở. Ngày ấy tôi mới hai mươi hai tuổi. Mấy đứa trẻ con nhà bác chủ chỉ lên chín lên mười lau nhau như trứng gà trứng vịt. Bốn mươi năm qua đi thằng cu lớn bây giờ cũng đã năm chục tuổi và đã có cháu nội rồi. Tôi hỏi mãi rồi cũng tìm được tới nhà. Ngôi nhà ngày xưa là năm gian tre nứa. Bây giờ đã xây và lợp ngói mũi. Lũ em trứng gà trứng vịt bây giờ đã lên ông lên bà rồi. Hai bác đã mất. Tôi chỉ còn biết lặng lẽ thắp nén nhang trên bàn thờ hai bác để hai bác biết về sự hiện diện của tôi. Ngày ấy cùng ở nhà này có ba anh em chúng tôi là Chung rùa, Hà bột và tôi. Hà đã hy sinh, Chung rùa đang ở Hà Nội. Chung mệt không đi được chuyến này, chúng tôi ở A4, B6, C2, D74, F304B. A trưởng của tôi tên là Binh sùi (mặt nhiều trứng cá), B phó tên là Quyết còn gọi là Quyết khàn vì giọng Quyết khàn khàn và nhỏ. Chính trị viên đại đội tên là Ngữ. Rất vui là trong chuyến đi này tôi gặp lại Giang Văn Đối và Nguyễn Phi Cảnh - hai "thằng" cùng đi học trường Hạ sỹ quan và cùng sang Binh chủng Tăng Thiết giáp với tôi.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÚC CHIA TAY





Zô zô zô...


Nông Minh Tiến; Vũ Xuân Xiển
Nguyễn Văn Long; Đặng Đắc Bằng




Đoàn Đức Chính và Bùi Song Long


Trần Kiến Nghiệp và Nông Minh Tiến



Chia xa rồi ai khóc ai cười!


Hẹn ngày gặp lại


Nông Minh Tiến vẫn còn chưa dứt mạch



VỚT VÁT 'MỘT PHÁT" TRƯỚC CỔNG LÀNG SOI
MẤY ANH EM CHÚNG TÔI ĐI CHẬM NÊN GHÉ VÀO QUÁN CÀ PHÊ VEN ĐƯỜNG HÀN HUYÊN TIẾP


Nguyễn Phi Cảnh; Nguyễn Khắc Viễn; Trần Bảo; Ngô Duy Hưng



Nguyễn Phi Cảnh; Trần Bảo; Đoàn Đức Chính; Nguyễn Khắc Viễn



Trần Bảo và Nguyễn Khắc Viễn đang lúc cao trào!

Hoài Giang 
(LSV g/th)

2 nhận xét: